Blockchain là gì? 9 Ứng Dụng Của Công Nghệ Blockchain Trong Cuộc Sống

Công nghệ blockchain là gì? Đây là một trong số những câu hỏi mình nhận được từ rất nhiều người bắt đầu bước chân vào thị trường tiền điện tử, crypto. Hôm nay bài viết này mình sẽ gửi đến bạn những thông tin chi tiết nhất về blockchain, và giải thích một cách ngắn gọn cách hoạt động của blockchain. Tiếp đến mời bạn cùng mình tham khảo top những ngành sẽ thay đổi và ảnh hưởn khi mà công nghệ blockchain được ứng dụng vào trong cuộc sống.

Mời anh em cùng tìm hiểu về Blockchain cùng mình nhé!

Công nghệ Blockchain là gì?

Blockchain (chuỗi khối) là một cơ sở dữ liệu phân cấp lưu trữ thông tin trong các khối thông tin và chúng được liên kết với nhau bằng mã hóa và mã hóa thời gian. Mỗi một thông tin lại chứa một thông tin cùng với thời gian khởi tạo và liên kết vưới các chuỗi trước đó kèm theo đó là một mã thời gian và dữ liệu giao dịch.

Điểm nổi bật của công nghệ blockchain đem tới đó là chúng được thiết kế ra để chống lại việc thay đổi các cấu trúc dữ liệu, một khi dữ liệu được đồng thuận thì không có cách nào có thể thay thế được.

Nói một cách ngắn gọn hơn thì các thông tin đó là những giao dịch, trao đổi trong thực tế

Blockchain được thiết kế bởi Satoshi Nakamoto vào năm 2008 nó cũng là nền tảng đặt nền móng tạo ra tiền điện tử Bitcoin, và công nghệ của bitcoin như là một cuốn sổ cái ghi lại tất cả các giao dịch. Qua việc sử dụng mạng lưới ngang hàng và hệ thống phân cấp dữ liệu và bitcoin được quản lý một cách tự động.

Hiện nay công nghệ blockchain đang được ứng dụng vào nhiều nền tảng khác nhau như tài chính, ngân hàng, IOT,…mang đến sự đối mới trong công nghệ cũng như độ bảo mật an toàn cao.

cong-nghe-blockchain
Công nghệ Blockchain

Đặc điểm của công nghệ Blockchain

Đặc điểm của công nghệ blockchain được ví như là một cuốn sổ cái ghi lại hoàn toàn các giao dịch mà tại đó không ai có thể thay đổi được các thông tin trên đó. Một số ưu điểm mà công nghệ blockchain đem lại như:

  • Không thể làm giả và phá hủy các chuỗi trong blockchain
  • Bảo mật dữ liệu cao: công nghệ nổi bât của blockchain đó là bảo mật dữ liệu khá hoàn hảo
  • Bất biến: các chuối dữ liệu trong blockchain gần như không thể sửa được
  • Minh bạch: bất cứ ai cũng có thể xem được đường đi dữ liệu của blockchain
  • Hợp đồng thông minh: Cho phép hoạt động mà không cần can thiệp của bên thứ 3, nó cho phép tất cả các bên đều có thể biết chi tiết hợp đồng và các điều khoản trên đó

Tuy nhiên bên cạnh những ưu điểm mà công nghệ blockchain đem lại thì cũng còn một số điều mà công nghệ blockchain còn thiếu sót như:

  • Dễ bị hack và nhòm nhó: Việc này mình nhấn mạnh đó là việc hack vào blockchain cực kì khó nhưng không hẳn là tuyệt đối 100%
  • Việc sửa đổi dữ liệu cực kì khó khăn: Tính ổn định mang lại tính an toàn cao nhưng cũng mang lại một số nhược điểm là nếu dữ liệu đã được đưa lên blockchain thì hoàn toàn không có khả năng thay đổi
  • Sự bất tiện từ khóa private key: khi tham gia vào blockchain thì bạn sẽ có một mã khóa private để có thể tiến hành đăng nhập vào ví của mình, nếu bạn mất mã private key này gần như số dữ liệu và tài sản của bạn sẽ mất hoàn toàn.

Công nghệ Blockchain hoạt động như thế nào?

Ở phần giải thích về hoạt động của blockchain thì có rất nhiều cách giải thích khác nhau nhưng ở bải viết này mình hướng tới những thuật ngữ đơn giản để các bạn có thể hiểu được một cách cơ bản nhất. Để công nghệ blockchain hoạt động được thì chúng phải dựa vào 4 yếu tố:

  • Phải có dao dịch: nghĩa là bạn phải có hoạt động mua bán và trao đổi lấy ví dụ bạn mua hàng tại một nơi nào đó như Amazone chẳng hạn
  • Giao dịch đó phải được xác minh: Việc xác minh đó là như nào đó là quá trình ghi lại toàn bộ các thông tin như thời gian dao dịch, địa điểm, số tiền,…
  • Giao dịch đó phải lưu trong các khối block: việc lưu trữ trong các khối giúp bạn có thể xem lại những thông tin bất cứ lúc nào
  • Block đó phải nhận được hash (hàm chuyển đổi sang một giá trị khác) chỉ khi xuất hiện giá trị hash thì một blok mới được thêm vào blockchain

Mình lấy ví dụ đơn giản với hình thức mà blockchain hoạt động mà mọi người có thể dễ hình dung nhất đó là việc bitcoin hoạt động.

Khi có một ai đó chuyển bitcoin sang một tài khoản khác và yêu cầu các giao dịch đó cần được ghép thành khối (block) với một số giao dịch được gửi đến tất cả các máy tính (còn gọi là các node) tham gia mạng lưới để chờ xác thực. Lúc này các máy tính sẽ tiền hành xác thực xem số tiền này có phải người gửi thực hiện giao dịch hay không bằng cách chạy các phần mề giải các bài toàn phức tạp.

Khi đó các máy tính xác nhận giao dịch (người ta vẫn sử dụng với thuật ngữ đào bitcoin) các máy đào này sẽ xác nhận các giao dịch và khi hoàn thành chúng sẽ nhận được một phần thưởng tương ứng sau khi giải mã xong các giao dịch này bằng bitcoin.

Sau khi hoàn thành các thông tin này sẽ được lưu trữ tại một khối dữ liệu mới và các khổi này sẽ được thêm vào một chuôi khối gọi là blockchain có sẵn, như ban đầu mình có ví đó là cuốn sổ cái ghi lại tất cả các giao dịch

Các khối thông tin được lưu vào chuỗi khối và tạo thành một khối liền mạch chứa đựng những thông tin xuyên suốt chuối khối đó và một khi chúng được ghi lại thì tất cả những thông tin đó sẽ không bao giờ bị xóa bỏ.

Đó là về cơ bản cơ chế hoạt động của blockchain để các bạn có thể nắm bắt được một cách dễ hiểu nhất.

cach-hoat-dong-blockchain
Cách hoạt động công nghệ BlockChain

Các phiên bản của blockchain

Để nói về phân loại hay nói cách khác là các phiên bản của blockchain thì mình chia làm 3 loại để cho bạn có thể dễ dàng tìm hiểu đó là:

  • Public: Ở đây đúng như tên gọi thì ai cũng có thể đọc và ghi dữ liệu. Qúa trình xác thực giao dịch ở đây phải hàng ngàn hàng vạn dao dịch các nút tham gia nên việc hack vào hệ thống này điều không thể xảy ra
  • Private: Ở đây người dùng chỉ có thể đọc dữ liệu, không có quyền ghi vì điều này thuộc về một bên thứ 3 tuyệt đối an toàn và tin tưởng. Vì đây là Private Blockchain nên thời gian giao dịch khá là nhanh vì chỉ cần một phần nhỏ thiết bị tham gia vào giao dịch
  • Permissioned: Là một dạng Private nhưng thêm một số tính năng nhất định.

Tiếp đến mời bạn cùng mình tìm hiểu các phiên bản của blockchain

  • Blockchain 1.0: Tiền tệ và thanh toán là phiên bản sơ khai đầu tiên khi Blockchain được ra đời, ứng dụng chính chuyển đổi tiền tệ lập công cụ thanh toán
  • Bản 2.0 : Tài chính, thị trường ứng dụng chính trong tài chính và ngân hàng, mở rộng quy mô của Blockchain, đưa vào các ứng dụng tài chính và thị trường. Các tài sản: cổ phiếu, chi phiếu, nợ, quyền sở hữu và các điều liên quan đến thỏa thuận/hợp đồng.

  •  Bản 3.0 : Thiết kế, giám sát: Ứng dụng Blockchain đi vào các lĩnh vực như giáo dục, chính phủ, y tế và nghệ thuật.

Ứng dụng công nghệ Blockchain

Công nghệ Bockchain đang được ứng dụng và rất nhiều trong cuộc sống sau đây là những ứng dụng của công nghệ Blockchain mà có thể thay đổi một số ngành sau đây như:

  • Ngân hàng: Đây là một trong những công nghệ ảnh hưởng đến ngành ngân hàng khi mà mọi giao dịch sẽ không qua các ngân hàng, điều này cũng là điều mà các chính phủ không hề mong muốn
  • Bất động sản: Blockchain sẽ giúp giải quyết các vấn đề liên quan đến giấy tờ thủ tục phức tạp. Đồng thời cơi chế hợp đồng thông minh giúp bạn có thể minh bạch trong giao dịch mà không cần bên trung gian
  • Ngành y tế: hỗ trợ trong lưu trữ hồ sở bệnh án, nghiên cứu y tế nói chung, thanh toán chi phí y tế
  • Ngành pháp lý: Trong ngành pháp lý các giấy tờ lưu trữ cần được bảo mật cũng như xác minh độ chuẩn xác thì
  • Ngành công nghệ trao đổi tiền mã hóa: khi công nghệ Blockchain phát triển thì đồng nghĩa tiền mã hóa sẽ ngày một phát triền theo
  • Chính trị: Thứ lấy ví dụ gần đây Hoa Kì bị tùm lum thật giả trong việc bầu cứ nếu ứng dụng Blockchain vào đây thì các kết quả sẽ luôn được minh bạch nhất
  • Những công ty liên quan đến khởi nghiệp: hiện các công ty Startup liên quan đến Blockchain đang được phát triển và đem đến nhiều tiềm năng.
  • Ngành video: Phân cấp và mã hóa các video, lưu trữ và phân phối nội dung công nghệ Blockchain hoàn toàn đảm nhận được đều này và làm giảm chi phí rất nhiều so với hiện tại
  • Ngành giáo dục: Đã đến lúc trong giáo dục cũng như moi người nên tìm hiểu cũng như các ứng dụng của Blockchain trong cuộc sống
ung-dung-blockchain
Ứng dụng của BlockChain

Tài liệu về blockchain

Hằn là khi tìm hiểu sơ qua về Blockchain rất nhiều bạn muốn tìm hiểu nhiều tài liệu hơn về công nghệ Blockchain. Theo như mình dự đoán thì công nghệ của Blockchain sẽ được ứng dụng cực kì nhiều vào trong tương lai bạn có thể tìm hiểu về Blockchain qua một số tài liệu sau:

Lời kết

Blockchain là một trong những công nghệ được ra đời chưa lâu, nhưng với khoảng thời gian 10 năm, với những ứng dụng và sự đón nhận và công nhận của các chuyên gia hàng đầu thì đây là công nghệ của thời đại. Bạn nghĩ sao về công nghệ Blockchain trong tương lai, với mình thì đây là lúc mình tìm hiểu để cập nhật theo xu hướng công nghệ và thời đại, nếu bạn có những thắc mắc gì về công nghệ Blockchain hay các ứng dụng của nó cứ để lại bình luận bên dưới bài viết mọi người cùng thảo luận nhé!



from Duong MKT: Blog về Tiền Điện Tử (Crypto) & Kiếm tiền Online https://ift.tt/2M7lCvZ
https://ift.tt/2M7lCvZ https://duongmkt.com

Comments

Popular posts from this blog

USDT là gì? Hướng dẫn mua USDT trên Remitano (2021)

Sàn FMX là gì? Hướng Dẫn Giao Dịch Trên Sàn FMX

Hướng Dẫn Tạo Tài Khoản BM Bằng Whatsapp (2021)